Cuộc cách mạng 4.0 lên ngôi với sự xuất hiện của các thành tựu khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo đang từng bước thay đổi mạnh mẽ ngành sản xuất truyền thống. Nhận thức được những tác động to lớn mà cuộc cách mạng này mang lại, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay thế các dây chuyền sản xuất đã cũ và lạc hậu bằng những hệ thống tự động hóa hiện hơn gấp nhiều lần. Nổi bật trong đó phải kể đến hệ thống
băng tải công nghiệp - “vũ khí” đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, giúp gia tăng năng suất lên hàng chục lần và tạo ra tính ổn định cho bộ máy vận hành. Để hiểu rõ hơn về băng tải công nghiệp và trả lời cho câu hỏi: Vì sao hệ thống này lại được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp và có mặt tại nhiều nước trên thế giới? Xem thêm:
Ứng dụng băng tải chịu dầu trong ngành công nghiệp
1. Thay thế sức lao động của con người
Quá trình sản xuất trong một nhà máy rất phức tạp và đòi hỏi một lượng nhân lực rất lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, ở một số khâu đặc thù của dây chuyền sản xuất tiềm ẩn rủi ro cao, do đó con người là không thể tham gia vào. Trong khi đó, hệ thống băng tải công nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được những vấn đề này, đồng thời giảm thiểu tối đa lỗi sản phẩm đầu ra so với hoạt động kiểm tra thủ công của con người, đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng.
Ngoài ra, băng tải công nghiệp còn giúp giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp, bỡi một hệ thống băng tải có thể thay thế rất nhiều nhân công và ở nhiều khâu nhất định. Từ đó, doanh nghiệp có thể cắt giảm được nhiều chi phí thuê nhân công, chi phí quản lý, chi phí đào tạo và cân bằng dòng tiền doanh nghiệp tốt hơn.
2. Quá trình vận hành hoàn toàn tự động
Một trong những lợi ích lớn nhất của hệ thống băng tải công nghiệp là chúng được tự động hóa. Chỉ cần nhấn nút nguồn, máy móc sẽ bắt đầu vận chuyển hàng hóa theo quy trình đã được thiết lập sẵn, giảm thiểu sự can thiệp của con người.
Đặc biệt, băng tải có thể vận hành 24/24 trong các ngày nghỉ lễ, cuối tuần hay tăng ca thay vì thuê nhân công vào những ngày này. Một hệ thống băng tải sẽ hoạt động dễ dàng hơn nhiều so với một chiếc xe nâng trong nhà kho và có thể di chuyển tất cả các loại tải trọng, kích cỡ, hình dạng của sản phẩm.
3. Giảm tỷ lệ tổn thất vật liệu
Lãng phí vật chất là vấn đề nghiêm trọng tại các doanh nghiệp vì nó gây ra sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận. Trong đó, phần lớn tổn thất vật chất đến từ thiệt hại trong quá trình vận chuyển và từ sai sót của nhân viên. Trong khi, hệ thống băng tải hoàn toàn giải quyết được bài toán này, nó có thể giảm thiểu sự thiệt hại về vật chất do đỗ vỡ, xử lý không phù hợp, sai sót của nhân viên. Vì máy móc không bị chi phối bỡi các yếu tố ngoại cảnh giống con người, nên tỷ lệ mắc lỗi là rất thấp.
4. Áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau
Băng tải thông minh được ứng dụng ở nhiều ngõ ngách của dầy chuyền sản xuất, từ lắp ráp linh kiện điện tử, linh kiện ôtô, xe máy, ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản đến ngành may mặc, in ấn, đóng gói,… Hệ thống còn dùng để vận chuyển, bốc xếp hàng hóa tự động, kho vận, hậu cần trong logistics giúp mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.
5. Nâng cao năng suất và tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp cần sự vận hành lặp đi lặp lại, tự động hóa cao để tạo ra hiệu quả, chất lượng cao thì băng tải là một giải pháp hữu hiệu. Một hệ thống băng tải có thể được cài đặt, thiết kế theo nhiều kích cỡ, cấu hình, không gian khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể sắp xếp không gian lưu trữ nhiều hơn trước khi vận chuyển. Hệ thống băng tải còn phù hợp cho các dây chuyền có tần suất sử dụng cao, vì ít lỗi hơn và đảm bảo việc vẩn chuyển sản phẩm đi từ khâu này đến khâu khác trở nên thuận lợi và trơn tru hơn đem lại sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
Vậy trên thị trường hiện tại có bao nhiêu loại băng tải công nghiệp?
Băng tải công nghiệp chiếm một vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu thị trường mà băng tải công nghiệp cũng được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại băng tải điển hình theo từng lĩnh vực, quý khách có thể tham khảo:
- Trong ngành công nghiệp: Băng tải xích.
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm: Băng tải con lăn, băng tải sấy, băng tải cấp liệu.
- Trong ngành khai khoáng: Băng tải cao su.
- Trong nhiều lĩnh vực sản xuất: Băng tải PVC.
- Trong ngành thực phẩm: Băng tải sấy, băng tải PU.
Mỗi loại băng tải sẽ được sử dụng trong một môi trường truyền tải khác nhau, vì thế cần tìm hiểu kỹ các loại băng tải trước khi lựa chọn để phù hợp với điều kiện và tính chất công việc hiện tại của doanh nghiệp.
Để được tư vấn kỹ hơn, quý khách hãy truy cập vào website hoặc liên hệ qua hotline của công ty để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ giải đáp những vấn đề liên quan đến băng tải công nghiệp cũng như cung cấp cho quý khách những lựa chọn phù hợp nhất.