Băng tải cao su là hệ thống vận tải được sử dụng phổ biến hiện nay do cấu tạo đơn giản, vận hành dễ dàng và tiện lợi. Phù hợp với mọi cơ sở sản xuất. Không những tiết kiệm được thời gian và chi phí,
băng tải cao su còn là một công cụ để thay thế sức lao động của con người giúp cho công việc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Băng tải cao su gồm những bộ phận sau
- Động cơ kéo: Là động cơ giảm tốc, công xuất từ 0.4KW đến 3.2KW.
- Con lăn đỡ: Thường bằng thép mạ kẽm hoặc Inox, đường kính 32mm, 38mm, 50mm, 60mm.
- Cơ cấu truyền động: Truyền động bằng nhông xích hoặc đai.
- Dây băng tải gân thường là màu đen và có khổ rộng như B500, B600, B650 , B800 , B1000, B1200 có lớp vải ở giữa (gọi là lớp bố – ký hiệu là P) và có những độ dầy phổ biến sau : 3P x 7 , 4P x 8-8.5 , 4P x 9 , 5P x 10 , 6Px 12.
- Chiều cao gân : 5, 10, 15, 20, 25, 30 (mm).
- Khung sườn thép được sơn tĩnh điện
- Bộ điều khiển: biến tần, nút dừng khẩn cấp, nút nguồn (ON/OFF)
.jpg)
- Động cơ đến từ Nhật Bản
- Rulo kéo: Thường bằng thép mạ kẽm, Inox, đường kính 89mm, 102mm, 133mm.
Cấu tạo băng tải cao su gồm 2 dạng
Băng tải cao su cố định: Thường được sử dụng trong các nhà máy khu công nghiệp để vận chuyển các thùng, hộp, bao tải, tiết kiệm chi phí hơn so với dạng di động, đảm bảo về tuổi thọ của băng tải.
Băng tải cao su di động: Thường được sử dụng ở nhiều địa hình khác nhau, kết cấu phù hợp cho các doanh nghiệp cần vận chuyển hành hóa lên xe, Có thể tải vật liệu lên độ cao lên đến 35 độ.
Nguyên lý hoạt động của băng tải cao su
- Động cơ điện hoạt động sẽ tạo chuyển động truyền qua hộp giảm tốc tới tang chủ động của băng tải làm tang quay. Nhờ có ma sát giữa tang chủ động và băng tải làm cho băng tải quay theo.
- Vật liệu được chuyển vào băng tải theo phiễu cấp liệu, chuyển động theo mặt băng tải và rời khỏi băng tải theo phễu dỡ liệu.
- Các con lăn đỡ dây băng của hệ thống băng tải cả trên nhánh có tải và nhánh không tải.
- Các thiết bị căng băng sẽ giúp cho băng tải không bị trùng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

- Căn cứ theo cấu tạo vào nguyên lý hoạt động của băng tải mà doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho loại băng tải mình cần. Đối với hệ thống băng tải cao su sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa và nâng cao năng suất.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng băng tải cao su
- Độ co giãn thấp, thích ứng với mọi điều kiện môi trường nhờ dây băng tải
- Độ bền cực cao thêm điểm cộng là chịu lực tốt
- Sợi dây cao su với cấu trúc chặt chẽ chống ăn mòn và va đập cực lớn
- Trên bề mặt dây được gắn các sợi gân hình chữ V làm tăng độ ma sát
- Công suất tải lớn, vận hành trơn tru trong quá trình tải vật liệu

Ứng dụng của băng tải cao su
- Chủ yếu tải các loại vật liệu dạng rời dể rơi rớt trong vận hành
- Các loại hạt như hạt dưa, hạt điều trong ngành sản xuất bánh kẹo cũng thường sử dụng
- Chuyền tải các loại nông sản ở các tỉnh trồng cây công nghiệp
- Vận chuyển các loại bao như bao cát, xi măng trong xây dựng
- Vận chuyển hàng lên xe tải hay container
Tìm hiểu một chút về dây băng tải cao su
- Dây băng tải cao su có độ bên cao, bề mặt chịu nhiệt tốt nên không xảy ra hiện tượng rộp mặt băng lên.
- Dây băng tải cao su chịu nhiệt có tính kết dính giữa các lớp tốt nên rất không xảy ra hiện tượng phân lớp giữa lớp phủ cao su và các lớp bố.
- Bề mặt dây băng tải cao su chịu nhiệt có khả năng chịu ma sát , mài mòn cao nên mức độ mòn của lớp cao su mặt trên (mặt tiếp xúc trực tiếp với vật liệu) diễn ra chậm hơn.
- Lớp bố băng tải chịu nhiệt có chất lượng cao nên băng tải ít bị giãn trong quá trình vận hành.
- Băng tải chịu nhiệt có thể chạy được 24/ngày với các vật liệu có nhiệt độ cao trong thời gian dài
- Thực tế nhiệt độ vật liệu tải thường nóng hơn nhiệt độ tại mặt băng vì giữa vật liệu tải và mặt băng không phải là tiếp xúc 100% nên nhiệt mặt dây băng tải có thể thấp hơn so với vật liệu. Trong trường hợp dùng để tải vật liệu nóng dạng bột như là xi măng, bột nhôm, than đen … thì hầu như không có sự khác biệt nhiệt độ giữa vật liệu tải và nhiệt độ bề mặt băng
- Dây băng tải chịu nhiệt có tính kết dính giữa các lớp tốt nên rất khó xảy ra hiện tượng phân lớp .Khả năng chịu ma sát , mài mòn dây băng tải ít bị co dãn trong quá trình vận hành

Băng tải chịu nhiệt cao su có thể chia làm 4 loại như sau:
- Loại 1: có thể chịu được nhiệt độ thử nghiệm không phải là hơn 100 ℃, trong ngắn hạn nhiệt độ hoạt động cao nhất là 150 ℃.
- Loại 2: có thể chịu được nhiệt độ thử nghiệm không phải là hơn 125 ℃, trong ngắn hạn nhiệt độ hoạt động cao nhất là 170 ℃.
- Loại 3: có thể chịu được nhiệt độ thử nghiệm là không quá 150 ℃, trong ngắn hạn nhiệt độ hoạt động cao nhất là 200 ℃.
- Loại 4: có thể chịu được nhiệt độ thử nghiệm không phải là hơn 175 ℃, trong ngắn hạn nhiệt độ hoạt động cao nhất là 230 ℃
Tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng Việt Thống sẽ thiết kế chế tạo theo yêu cầu về từng cấu tạo băng tải cao su cũng như mục đích sử dụng nhằm phát huy tối đa ưu nhược điểm của băng tải cao su. Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo những loại băng tải hàng hoá của chúng tôi để có thêm những thông tin tốt nhất về sản phẩm.