Việt Nam là một trong các nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời trên thế giới. Hiện nay, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế nước ta. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn chưa mang lại hiệu quả tương xứng với vị trí của nó trong nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do các khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản tại Việt Nam hiện nay được thực hiện chưa khoa học. Điều đó làm giảm giá trị các sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào một
hệ thống băng chuyền thực phẩm để nâng cao hiệu suất công việc. Hiện nay, trong ngành chế biến thực phẩm một số hệ thống băng tải thực phẩm được ứng dụng vào một số dây chuyền vận chuyển để giúp cho quá trình làm việc diễn ra một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Hệ thống băng tải là thiết bị chuyền tải có tính kinh tế cao nhất trong ứng dụng vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong sản xuất với mọi khoảng cách. Sử dụng băng tải để vận chuyển vật liệu góp phần tạo nên một môi trường sản xuất năng động, khoa học và giải phóng sức lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Băng chuyền sản xuất là thiết bị dùng để tối ưu hóa qui trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường thông qua việc tự động hóa các khâu sản xuất giúp giảm thiểu nhân công và gia tăng khối lượng thành phẩm.
Sử dụng hệ thống băng chuyền trong sản xuất là phương án sống còn của doanh nghiệp hiện nay. Với khoản đầu tư không lớn nhưng năng suất lao động tăng lên kéo theo giá thành sản phẩm giảm đáng kể do tiết kiệm được chi phí nhân công. Chất lượng sản phẩm cũng tăng lên nhờ tránh được sai sót của người lao động.
Băng chuyền sản xuất được áp dụng rất rộng rãi trong trong việc vận chuyển vật liệu, hàng hóa nhẹ tới nhưng bộ phận được chỉ định sẵn. Đặc biệt như tải linh kiện điện tử, vật liệu phòng sạch, dây chuyền băng tải chế biến đóng gói, dây chuyền phân loại.
Cấu tạo cơ bản băng chuyền sản xuất
Một hệ thống
băng chuyền cơ bản được cấu thành từ những bộ phận sau:
- Khung băng chuyền: có kết cấu bằng vật liệu nhẹ và linh hoạt trong lắp ráp. Thông thường được làm bằng thép sơn tĩnh điện, inox hoặc nhôm định hình.
- Động cơ dùng để giảm tốc: Có công suất 0.2KW, 0.4KW, 0.75KW, 1.5KW, 2.2KW.
- Bộ điều khiển băng chuyền: Thường gồm có biến tần, contractor , sensor, timer, PLC…
- Dây băng chuyền: Thường sử dụng dây băng PVC hoặc dây PU dầy 2-5 (mm)
- Cơ cấu truyền động gồm có: Rulo chủ động kéo, cơ cấu chống lệch băng , con lăn đỡ dây…
- Bàn thao tác trên băng chuyền thường bằng gỗ, hoặc inox trên mặt có dán lớp nhựa PVC chống trầy sước cho sản phẩm.
- Ghế ngồi làm việc được thiết kế phù hợp có khả năng tháo lắp và di chuyển
- Hệ thống đường khí nén và đường điện có ổ cắm để lấy điện cho các máy dùng trên băng chuyền.
- Ngoài ra thường có thêm đường điện chiếu sáng hoặc hệ thống điều khiển khí nén để công nhân thao tác lắp ráp.
Đặc tính công nghệ

- Băng chuyền đóng gói được thiết kế với nhiều ưu điểm nổi bật đang là lựa chọn hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Và hiện nay loại băng chuyền này có thêm nhiều cải tiến giúp cho người sử dụng bớt đi nhiều thao tác và nhân lực.
- Băng chuyền đóng gói với cấu trúc khung thép hoặc khung nhôm định hình gồm hai tầng rất tiện dụng. Một tầng thao tác và một tầng được thiết kế với mục đích chứa các dụng cụ, nguyên vật liệu đem lại sự tiện lợi hơn cho người sử dụng trong quá trình làm việc.
- Băng chuyền đóng gói rất phù hợp để có thể vận chuyển một khối lượng hàng hóa lớn, có bề mặt băng tải rộng và kích thước lớn. Hơn nữa trong quá trình hệ thống máy vận hành chạy rất êm và rất dễ dàng trong việc điều khiển. Điều này góp phần tiêt kiệm chi phí hiệu quả cũng như tăng cao năng suất lao động, sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp.
- Bàn thao tác của băng chuyền đóng gói được làm từ chất liệu nhôm định hình rất bền và chắc chắn, đặc biệt với ưu điểm nổi bật là nó sẽ không bị biến dạng khi bị va đập mạnh hay trong môi trường có nhiệt độ cao. lắp ráp rất dễ dàng tháo lắp, sữa chữa cũng như vệ sinh và bảo quản – Tính linh hoạt trong lắp ráp: khung nhôm định hình sử dụng các phụ kiện như con trượt, ke góc để lắp ráp, vì thế có tính linh hoạt cao, có thể tái sử dụng nhiều lần.
Tính năng băng chuyền đóng gói
- Hệ thống băng chuyền đóng gói được sử dụng cho các nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện nhựa, linh kiện điện tử, điện gia dụng… Trên hệ thống được phân chia ra nhiều công đoạn khác nhau từ: Kiểm tra - Lắp ráp - Đóng gói.
- Sản phẩm giúp tiết kiệm nhân lực nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
- Các khung có thể tháo rời và lắp ráp một cách dễ dàng.
- Hiệu suất an toàn, ổn định vận hành đơn giản.
- Hệ thống này được thiết kế đơn giản, tiếng ồn thấp và dễ dàng bảo trì.
Băng chuyền đóng gói sản xuất được thiết kế với nhiều ưu điểm nổi bật đang là lựa chọn hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Và hiện nay loại băng chuyền này có thêm nhiều cải tiến giúp cho người sử dụng bớt đi nhiều thao tác và nhân lực ví dụ như: băng chuyền chế biến, băng tải góc cong, băng tải cân cát,... Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp và lắp đặt băng chuyền không rõ nguồn gốc. Vì vậy hãy đến với Công ty Việt Thống Hưng Thịnh để bạn có thể an tâm trao gửi niềm tin.