Khi bạn sử dụng một sản phẩm nào đó, các bạn phải tìm hiểu và hiểu rõ về sản phẩm mình đang sử dụng đê tránh tình trạng chọn sai và sử dụng không bền. Với băng tải cũng vậy,
băng tải hàng được cấu tạo bởi nhiều thiết bị, phụ kiện, sẽ không thể hiểu rõ được hết, tuy nhiên phải biết về Rulo băng tải - một thiết bị quan trọng trong băng chuyền công nghiệp . Hãy cùng VIỆT THỐNG tìm hiểu nhé.
Rulo là một trong những thiết bị không thể thiết trong hệ thống băng tải. Rulo băng tải được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu được phân thành 2 loại chính là rulo chủ động và rulo bị động
Rulo băng tải là gì?
- Rulo băng tải với các cách gọi khác nhau như: rulo, tang, ống chỉ...
- Rulo băng tải được phân loại: rulo chủ động và rulo bị động
- Được sử dụng phổ biến trong các loại băng tải, băng chuyền, băng gầu tải....
- Trong hệ thống băng tải rulo và con lăn là 2 thiết bị khác nhau của băng tải tuy nhiên rất nhiều người sử dụng băng tải nhầm lẫn về 2 thiết bị này. Do 2 thiết bị này có cấu tạo giống nhau, nhưng các rulo có kích thước có lớn hơn con lăn rất nhiều và các mục đích sử dụng của 2 thiết bị này cũng khác nhau. Một thế thống băng tải có thể sử dụng rất nhiều con lăn tuy nhiên số lượng rulo chỉ là 2 cái hoặc nhiều nhất là 3-4 rulo.
- Rulo băng tải là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống băng tải giúp truyền chuyển động và làm căng băng tải.Rulo băng tải có tầm quan trọng như vậy thì nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của Rulo băng tải
Rulo
băng tải là thiết bị có nguyên lý hoạt động khá đơn giản được phân thành 2 loại là Rulo chủ động và Rulo bị động
Nguyên lý hoạt động của Rulo chủ động(tang chủ động)
- Tang chủ động là loại tang chính có trục cốt láp dài để lắp motor hay puly và nhông xích kéo truyền chuyển động cho băng tải.
- Tang chủ động có kích thước lớn hơn tang bị động
- Khi motor quay sẽ kéo trục của tang chủ động quay khi đó sẽ kéo dây băng tải chuyển động nhờ lực ma sát và tạo ra lực căng giữa 2 trục tang, như vậy dây băng tải sẽ chuyển động theo chu kỳ hình tròn.
Nguyên lý hoạt động của Rulo bị động(tang bị động)
- Đây là loại tang phụ sử dụng với mục đích làm căng dây băng tải đồng thời làm trục truyền động cho dây cao su hoạt động vận hàng theo chu kỳ vòng tròn
- Các tầng băng tải có kích thước càng lớn càng có nhiều lực ma sát, lực khéo càng cao và tốc độ càng nhanh làm tăng tuổi thọ của băng tải.
Ứng dụng của Rulo băng tải(tang băng tải)
- Ứng dụng trong các hệ thống băng tải, gầu tải, máy dệt...
- Tang ống sử dụng chủ yếu trong các máy dệt, máy kéo chỉ
- Tang căm sử dụng trong các hệ thống băng tải, gầu tải, vít tải.…
Cấu tạo của rulo băng tải
Trên thị trường có 2 loại rulo chính là rulo ống và rulo căm có cấu tạo rất đơn giản.
1/ Cấu tạo của rulo căm
Các bộ phận của rulo
- Đây là loại rulo ít được sử dụng hơn so với rulo ống, nó được chế tạo từ các vật liệu như: thép, inox...
- Trục rulo: ống hoặc cốt lắp ráp
- Căm rulo: Được chế tạo từ thép đặc hoặc thép ống được hàn vòng tròn trên mặt bích
- Mặt bích: là kim loại miếng tròn có độ dày mỏng khác nhau với đường kính phụ thuộc vào ống rulo
2/ Cấu tạo của rulo băng tải ống:
Các bộ phận của rulo
- Rulo ống được chế tạo từ các vật liệu như: thép, ioc, gang...
- Trục rulo băng tải: ống hoặc cốt lắp ráp
- Ống rulo: thường sử dụng thép ống
- Mặt bích: là kim loại miếng tròn có độ dày mỏng khác nhau với đường kính phụ thuộc vào ống rulo
- Một số loại rulo băng tải được bọc cao su bên ngoài nhằm làm giảm lực ma sát
Để hệ thống băng tải hoạt động êm, có tuổi thọ lâu dài nhà sản xuất cần thiết kế chế tạo và lựa chọn loại rulo băng tải phù hợp với hệ thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Rulô băng tải hay còn gọi là tang băng tải là chi tiết rất quan trọng truyền momen chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định băng tải hoặc các truyền động khác trong chi tiết máy. Ru lô phải đảm bảo về độ đồng tâm, độ thẳng, không gây ra lực ly tâm, không bị võng … ngoài ra còn nhiều yếu tố khác đó là lý do tại sao quá trình chế tạo ru lô đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao.
Tuổi thọ của ru lô khá bền nhưng trong quá trình sử dụng có thể bị bào mòn dẫn đến kém ma sát nên người ta thường bọc cao su trên bề mặt để tạo độ ma sát với bề mặt băng tải trong quá trình vận hành.
Ru lô do VIỆT THỐNG chế tạo có cấu trúc ổn định, hiệu suất tốt và thời gian hoạt động lâu dài. Có thể làm việc bình thường trong môi trường bụi bặm, ẩm ướt…
Ru lô băng tải được chia thành rất nhiều loại Ru lô bề mặt lăn nhám và rulô bề mặt bọc cao su có thể được phân loại thành bề mặt cao su mịn, bề mặt cao su xương cá và Rulô bề mặt cao su kim cương để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
Vật liệu chế tạo Rulô: Gang đúc, thép, trục được làm bằng thép C45… Tùy theo từng yêu cầu ứng dụng chúng tôi sử dụng vật liệu cho thích hơp, vỏ thông qua lắp ráp hàn hoặc trong trường hợp đặc biệt chúng tôi lắp ghép bằng phương pháp lắp ghép bulông.
Trục con lăn băng tải
Vật liệu chế tạo:
Vật liệu chế tạo trục con lăn thường là thép đây chính là loại vật liệu thuộc nhóm thép kết cấu, sử dụng phổ biến trong các nghành chế tạo máy .
Khi chế tạo trục con lăn cần phân tích các yêu cầu về kích thước và đưa ra phương pháp gia công cho các bề mặt.
- Bề mặt trục con lăn yêu cầu gia công phải đạt độ chính xác, độ bóng bề mặt nên trước khi sử dụng cần gia công mài cho chi tiết .
- Bề mặt không tham gia vào quá trình lắp ráp thì trục con lăn phải tiện tinh
- Dung sai độ ôvan, độ côn bề mặt và không quá 0,01 mm.
- Lỗ của trục con lăn không yêu cầu cao trong quá trình làm việc nên phương pháp gia công là khoan .
- Bề mặt rãnh của trục cần gia công phay .
- Các đầu trục và các cạnh sắc yêu cầu vát mép theo góc định sẵn .
Các yêu cầu kỹ thuật của trục con lăn
- Việc gia công trục con lăn thì bề mặt quan trọng nhất là bề mặt làm việc của trục con lăn. Trong quá trình làm việc trục con lăn được lắp trên hai ổ đỡ do đó cần đảm bảo về độ đồng tâm giữa đường tâm trục với các cổ trục
- Đảm bảo độ đồng tâm của 2 lỗ trục
- Các bề mặt yêu cầu lắp ghép phải đảm bảo độ song song gay hôm nay.
Phương pháp chế tạo trục con lăn băng tải
Chọn vật liệu chế tạo trục con lăn
- Chi tiết trục con lăn làm việc trong điều kiện chịu uốn và chịu xoắn nên vật liệu chế tạo là thép có kết cấu dẻo và tính đúc tốt
- Trục con lăn có dạng hình trụ trong xoay
- Hình dáng, kết cấu của chi tiết là hình trụ tròn xoay, có các mặt trụ tròn xoay
Chức năng của trục con lăn.
- Trục con lăn có các bề mặt cơ bản là các mặt trụ tròn xoay, mặt ngoài của trục con lăn dùng để lắp ghép với ổ bi và vỏ con lăn .
Các phương pháp chế tạo trục con lăn
Phương pháp chế tạo bằng cách kéo
Là hình thức kéo sợi phôi kim loại qua lỗ khuôn kéo làm cho tiết diện ngang của trục con lăn giảm và chiều dài tăng. Hình dạng và kích thước tiết diện ngang của trục giống hình dạng và kích thước của lỗ khuôn kéo.
Ưu điểm :
- Có độ chính xác và chất lượng cao.
- Độ bóng và độ chính xác cao.
- Kim loại biến dạng dễ dàng.
Nhược điểm :
- Khi kéo nguội vật liệu biến dạng khó khăn nên cần lực kéo lớn, năng suất thấp.
- Khi kéo nóng kim loại biến dạng dễ dàng, năng suất cao hơn nhưng độ bền, độ bóng và độ chính xác của sản phẩm kém hơn
- Chỉ kéo được trục con lăn có đường kính nhỏ .
Là quá trình làm cho vật liệu biến dạng giữa hai trục quay ngược chiều nhau có khe hở nhỏ hơn chiều cao của trục làm cho chiều cao của trục giảm, chiều dài và chiều rộng tăng lên.
Cán nóng
Ưu điểm
- Chất lượng cao.
- Năng suất lớn hơn.
Nhược điểm
- Chế tạo sản phẩm không có độ phức tạp.
Cán nguội
Ưu điểm
- Kết cấu thép cứng hơn và khoẻ hơn.
- Không làm thay đổi cấu tạo của thép.
- Độ chính xác cao hơn.
- Bề mặt bóng và mịn.
Nhược điểm
- Lực tác dụng quá lớn làm biến dạng không kiểm sóat được gây đứt, nứt bề mặt.
- Sử dụng với các chi tiết cán được chi tiết mỏng .
- Lực cán lớn.
Chế tạo trục bằng phương pháp ép
Phương pháp ép là quá trình đưa kim loại chứa vào trong buồng ép kín hình trụ dưới tác dụng của chày ép vật liệu chui qua lỗ khuôn ép có tiết diện giống tiết diện ngang của trục.
Ưu điểm
- Có độ chính xác và chất lượng cao.
- Năng suất cao
- khả năng chế tạo sản phẩm có hình dạng phức tạp
Nhược điểm
Chế tạo trục con lăn bằng phương pháp rèn tự do.
Là phương pháp dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ làm vật liệu biến dạng ở nhiệt độ rèn tạo ra sản phẩm có hình dạng, và kích thước theo yêu cầu.
Ưu điểm
- Phương pháp chế tạo linh hoạt, sử dụng rộng rãi, sản phẩm chế tạo có kích thước lớn
- Thiết bị đơn giản, vốn đầu tư ít.
Nhược điểm
- Độ chính xác về kích thước kém, hình dạng thấp, chi phí gia công tăng, hiệu quả kinh tế không cao.
- Chất lượng không đồng đều.
- Năng suất thấp
Trên đây VIỆT THỐNG đã chia sẻ với các bạn về những thiết bị cần thiết của băng tải. Hiểu rõ về sản phẩm sẽ giúp các bạn sử dụng tốt sản phấm đó và nâng cao tuổi thọ băng tải .