Thép và nhôm là hai vật liệu phổ biến nhất được sử dụng trong ngành xây dựng, hàng không, gia dụng và đặc biệt là ngành cơ khí, gia công kim loại và chế tạo máy móc. Mỗi vật liệu có các đặc điểm riêng biệt với các tính chất phù hợp với các ứng dụng khác nhau của con người. Vì vậy, nó hoàn toàn có thể trở thành vật liệu đúng và hữu dụng với ứng dụng này nhưng lại sai và vô dụng với ứng dụng kia.
Việc nắm được những đặc điểm khác nhau giữa nhôm và thép thông qua bài viết so sánh 2 vật liệu này sẽ giúp bạn biết cách chọn được loại vật liệu phù hợp cho ứng dụng gia công của mình.
Con lăn thép
.jpg)
Con lăn thép là bộ phận cơ khí có tác dụng làm giảm thiểu tối đa lực ma sát bằng cách chuyển đổi ma sát trượt của 2 dây băng và bề mặt con lăn tiếp xúc nhau khi chuyển động vận chuyển hàng hóa thành ma sát lăn giữa các bi trong vòng bi của con lăn.
Cấu tạo con lăn thép
- Con lăn được làm bằng thép chống rỉ
- Vòng bi chính xác
- Kẹp C
- Nắp nhớt Zigzag
- Lắp chắn đá
- Gối đỡ vòng bi
Ưu điểm của con lăn thép
- Con lăn thép có khả năng biến đổi và chịu tải trọng lớn.
- Có nhiều tính năng đa dạng.
- Chịu nhiệt độ cao.
- Việc vận hành linh hoạt, và dễ dàng sửa chữa cũng như bảo trì.
- Khả năng chống bám bụi, chống mài mòn, chịu được môi trường có hơi ẩm cao và khắc nhiệt.
Con lăn nhôm là vật dụng dùng để nâng đỡ hay là một bộ phận của băng tải công nghiệp dùng dể vẩn chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng.
Cấu tạo của con lăn nhôm.
.jpg)
- Con lăn: con lăn thẳng Ø32- Ø168 (thường sử dụng Ø42, Ø49, Ø60), con lăn côn Ø32- Ø168
- Vật liệu: ống kẽm, inox201, inox 304, nhôm và nhựa
- Trục con lăn: Ø12- Ø25 vật liệu: sắt mạ kẽm, inox201, inox 304 và nhôm
- Con lăn Ø42, Ø49, Ø60, Ø76, Ø114 theo chiều dài từ 0.1-1.8m chịu lực trên 1 mét tới là 0-60kg, 0-100kg, 0-160kg, 0-240kg, 0- 400kg
Ưu điểm của con lăn nhôm
- Con lăn chụi được mài mòn cao
- Ích tốn chi phí bảo dưỡng, sử dụng lâu dài
- Con lăn là thiết bị hỗ trợ cho nhiều loại băng tải
- Giúp cho công nhân di chuyển hàng hóa một cách dễ dàng, tiết kiệm sức ma hiệu quả sản xuất lại cao.
Sự khác nhau cơ bản về tính chất cơ bản của nhôm và thép
Nhôm và thép là 2 kim loại hoàn toàn khác nhau với các tính chất hoàn toàn khác nhau.
Nhôm
Nhôm được làm từ một loại quặng gọi là bauxite. Nó được hợp nhất từ quặng của nó bằng cách hòa tan nó với natri hydroxit, chuyển nó thành oxit nhôm AL2O3. Sau đó khử điện hóa thành kim loại. Kim loại nhôm được chế tạo rất mềm, nên thường được sử dụng cho một dây dẫn điện vì nó dẫn điện tốt hơn hầu hết các kim loại khác. Nó có khả năng chống ăn mòn và không từ tính. Khi ở dạng hợp kim, nhôm có thể mạnh gần như thép nhẹ.
Thép
.jpg)
Thép được tạo ra từ một số quặng khác nhau và được tách ra bằng nhiệt. Quặng được nung nóng trắng và kim loại được loại bỏ khỏi quặng. Kim loại có hàm lượng carbon và các chất hợp kim khác được thêm vào để tạo ra các loại thép khác nhau. Sắt và thép không dẫn điện tốt như nhôm.
Thép là vật liệu xây dựng cứng nhất và mạnh nhất. Trừ khi nó được hợp kim với crôm và mangan, sắt dễ dàng kết hợp với oxy trong không khí để tạo thành rỉ sét. Nó cũng có từ tính nên dễ bị nhiễm từ.
Ngoài các tính chất trên, còn có các đặc điểm khác nhau
Khi chọn vật liệu cho ứng dụng gia công của bạn, điều quan trọng là phải xem xét các vấn đề sau: chi phí, hình dạng và quan trọng nhất là ứng dụng của nó.
Chi phí, giá thành
Chi phí và giá cả luôn là một yếu tố cần thiết để xem xét khi mua bất kỳ sản phẩm nào. Giá thép và nhôm liên tục biến động dựa trên cung và cầu toàn cầu, chi phí nhiên liệu và giá cả và tính sẵn có của quặng sắt.
Tuy nhiên thép thường rẻ hơn so với nhôm. Trong gia công CNC kim loại, chi phí nguyên liệu cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá của sản phẩm. Có những trường hợp ngoại lệ, nhưng hai chi tiết gia công bằng nhôm và thép thường, sản phẩm nhôm sẽ luôn luôn có giá cao hơn do giá nguyên liệu thô tăng.
Độ cứng và tính dễ uốn của thép cao hơn nhôm
Nhôm là một kim loại rất được ưa chuộng vì nó dễ uốn và đàn hồi tốt hơn thép. Nhôm có thể tạo ra các hình dạng uốn mà thép không thể, thường tạo thành các gai nhọn hơn hoặc phức tạp hơn. Đặc biệt đối với các chi tiết có thành sâu và thẳng, nhôm là vật liệu được lựa chọn. Thép là một kim loại rất cứng và đàn hồi nhưng nhìn chung không thể được đẩy đến cùng giới hạn theo các chiều như nhôm mà không bị nứt hoặc rách trong quá trình kéo sợi. Nhôm dẻo hơn và dễ gia công hơn thép. Trong gia công phay CNC và tiện CNC, tốc độ cắt thường khi gia công nhôm thường được đẩy lên cao nhằm giảm thời gian gia công. Nhìn chung các sản phẩm gia công CNC nhôm dễ thực hiện hơn là với thép.
Mức độ chống ăn mòn
Mặc dù tính linh hoạt là rất quan trọng đối với sản xuất, thuộc tính lớn nhất của nhôm là nó có khả năng chống ăn mòn mà không cần xử lý thêm sau khi được gia công. Lớp nhôm bề mặt tiếp xúc với oxy tạo ra lớp màng ô xít nhôm giúp nhôm không rỉ sét.
Với nhôm, không cần sơn hoặc phủ để chống mòn hoặc trầy xước. Thép hoặc thép cacbon (trái ngược với thép không gỉ) thường cần được sơn hoặc xử lý sau khi được gia công để bảo vệ nó khỏi bị gỉ và ăn mòn. Đặc biệt là nếu phần thép sẽ hoạt động trong môi trường ẩm ướt, hoặc có các yêu tố ăn mòn.
Trọng lượng
Hầu hết các chi tiết và hợp kim của nhôm, các vết trầy xước dễ dàng hơn so với thép. Thép mạnh và ít có khả năng cong vênh, biến dạng hoặc uốn cong dưới trọng lượng, lực hoặc nhiệt. Tuy nhiên, điểm mạnh này phải đánh đổi lại là thép nặng hơn nhiều so với nhôm. Thép thường nặng hơn 2,5 lần so với nhôm. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi yếu tố trọng lượng là quan trọng hơn, người ta ưu tiên sử dụng nhôm hơn thép. Khi cần độ cứng vững và sức mạnh về kết cấu, thép là lựa chọn số 1. Ứng dụng của chi tiết cuối cùng sẽ xác định vật liệu nào sẽ được chọn. Khi bạn lựa chọn một vật liệu để gia công, cần cân bằng tất cả các hạn chế và ưu điểm của từng vật liệu. Trên một số yêu cầu về sản phẩm, việc lựa chọn vật liệu là rất dễ dàng. Trong khi những sản phẩm khác lại là một quyết định khó khăn hơn.
Nếu bạn hoặc bộ phận kỹ thuật của bạn đang gặp những khó khăn trong việc lựa chọn vật liệu cho sản phẩm gia công của mình, hi vọng bài viết so sánh nhôm và thép này của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn.
Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn
Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn là một trong các bước quan trọng trong quy trình sơn phủ bề mặt kim loại. Bề mặt kim loại sẽ được lấy đi các rỉ sét, bụi, cáu cặn, dầu mỡ, làm cho bề mặt kim loại sáng bóng, nhám mịn làm cho lớp sơn sẽ được bám chặt vào bề mặt hơn tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm, tuổi thọ cũng như chất lượng sản phẩm tăng cao.
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn. Bài viết sau đây Công ty Việt Thống Hưng Thịnh xin giới thiệu các phương pháp (công nghệ xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn) để các bạn có thể lưa chọn phương pháp phù hợp nhất tùy vào điều kiện từng cơ sở cũng như yêu cầu của chủ đầu tư.
Các phương pháp
1.Xử lý bề mặt bằng phương pháp thủ công
- Làm sạch bằng bàn chải: Phương pháp này đơn giản, tiện lợi và rẻ tiền. Nhưng Chi phí nhân công và thời gian tăng, dễ làm bề mặt kim loại bị càu, xướt, bóng tróc, do đó làm giảm độ bám dính của lớp sơn lót lên bề mặt kim loại.
- Làm sạch bằng búa gõ: Thuận tiện cho những sửa chữa cục bộ, sửa chữa nhỏ, dễ dàng lấy đi những mảng sét rỉ bong tróc lớn. Nhưng không thể làm sạch chất lượng bề mặt, độ ồn lớn, dễ biến dạng bề mặt chi tiết.
2.Làm sạch bề mặt bằng phương pháp cơ khí
- Làm sạch bằng phương pháp máy mài đĩa cát: Đĩa quay được đính dán bằng các hạt nhám, rồi mài vào những vị trí cần loại bỏ, các mảng gỉ sét nhỏ. Nhưng chỉ áp dụng cho những vị trí góc cạnh, khó xử lý bằng các phương pháp khác, khối lượng công việc ít.
- Làm sạch bằng phương pháp dùng nhiệt: Phương pháp này phải xử lý nhiệt, nhờ thiết bị tạo nhiệt đốt cháy (acetylen, oxy). công nghệ xử lý bề mặt kim loại hay công nghệ làm sạch bề mặt kim loại này áp dụng khi làm sạch hầu hết lớp áo tôn, lớp sơn cũ, dầu mỡ, cặn cáu, bụi … bám phía ngoài bề mặt kim loại.
3.Làm sạch bề mặt kim loại bằng phương pháp điện hóa
Sử dụng dòng điện kết hợp với hóa chất tẩy dầu điện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Việc gia công xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp này dùng cho những chi tiết nhỏ có độ chính xác cao.
4.Làm sạch bằng công nghệ laser
Phương pháp làm sạch kim loại, làm sạch kim loại bằng laser, cũng như máy laser làm sạch bề mặt kim loại này được dùng rộng rãi trong công nghiệp, dân dụng. Nhất là trong lĩnh vực hàng không, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, chế biến thực phẩm, công nghiệp cao su, săm lốp, công nghiệp điện tử...
Sử dụng các xung tập trung cực mạnh và cực nhanh (1/1000s) với công suất lớn bắn vào bề mặt chi tiết sẽ đẩy bay các mảng bám trên bề mặt. sử dụng laser xung để vệ sinh các mảng bám hữu cơ. Các xung này không gây ra nhiệt cho bề mặt kim loại nên không gây tác hại cho kết cấu chi tiết.
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn. Bài viết của Công ty Việt Thống Hưng Thịnh giới thiệu các phương pháp (công nghệ xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn) để các bạn có thể lưa chọn phương pháp phù hợp nhất tùy vào điều kiện từng cơ sở cũng như yêu cầu của chủ đầu tư.
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại băng tải, con lăn và nhôm định hình đạt an toàn, chất lượng trên thị trường. Mọi thông tin vui lòng liên hệ qua hotline 0355 468 468 để được tư vấn và báo giá.