Trong các nhà máy, xí nghiệp hiện nay không thể thiếu các hệ thống băng tải hàng với mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất, vận chuyển một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Thông thường một băng tải có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm những phụ kiện chính như sau:
1. Rulo băng tải
Được coi là phụ kiện quan trong nhất với nhiệm vụ quyết định sự vận hành của cả hệ thống băng tải, đây chính là bộ phận giúp dây băng có tốc độ tải như mong muốn của người dùng.
Tang băng tải có cấu tạo đơn giản bao gồm các ống lăn trụ được bịt kín 2 đầu, được gắn một trục xuyên qua 2 đầu bít và tại 2 đầu bít này có gắn các vòng bi để nó có thể quay chuyển động quanh trục.
Mỗi hệ thống băng tải thường có 2 rulo là rulo chủ động và rulo bị động. Rulo có kích thước càng lớn thì tốc độ vận hành càng nhanh, tốc độ tải của băng tải càng vượt trội.
Rulo được chia thành nhiều loại khác nhau như rulo ống tròn, rulo giảm chấn, rulo xích nhông, rulo bọc cao su,.. với kích thước, đường kính và ứng dụng khác nhau, tùy thuộc loại băng tải và mục đích sử dụng của nó.
2. Dây băng tải
Tùy thuộc vào chất liệu của sản phẩm được vận chuyển hay môi trường hoạt động mà dây băng tải được cấu tạo bởi những chất liệu khác nhau và thiết kế theo những dạng khác nhau.
- Dây băng tải cao su trơn: được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp chế tạo, thường là bộ phận quan trọng trong các loại băng tải như băng tải lòng máng, băng tải muối,…Sản phẩm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, những nhà máy sản xuất xi măng, gạch,... các dây chuyền khai thác sỏi, cát,...
- Dây băng tải PU: có độ dày đa dạng từ 0,7-3mm, có khả năng chịu mài mòn tốt, chống tĩnh điện, chống dầu, chống thấm, trọng lượng nhẹ, chịu được tác động từ môi trường tốt. Ứng dụng dây băng PU làm băng tải chuyển hàng trong nhiều ngành sản xuất như thực phẩm, dược phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử,...
- Dây lưới: Với kết cấu các sợ inox đan xen kẻ với nhau thành ô vuông dạng lưới kết hợp với sắt tròn inox bên ngoài bên gắn vào xích tải có các bánh xe giúp dây băng tải lưới chuyển động. Là một bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của băng tải lưới inox, có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị biến dạng bởi các lực kéo, lực căng.
- Dây băng tải PVC: có tính kết dính dữa các lớp tốt, khả năng chịu ma sát tốt, chịu nhiệt và chống dính cao, ít bị co giãn, sức căng cao, ít bị mài mòn làm việc tốt trong môi trường khắc nghiệt, thường được sử dụng cho các loại băng tải PVC phục vụ trong công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy hải sản và có khả năng vận chuyển rất linh hoạt.

- Dây băng tải cao su gân: là loại dây băng tải phổ biến nhất, thường được sử dụng cho các thiết kế băng tải nghiêng tiếp đất với đặc trưng các gân (gai) nằm giữa dây băng tải nhằm tạo độ ma sát và lực kéo ở độ nghiêng lớn, giúp vật liệu cần truyền tải không bị văng trượt ra ngoài.
- Dây băng tải xích: thường được cấu tạo nên từ xích inox hoặc xích nhựa có khả năng chống thấm nước, chống mài mòn, đảm bảo vệ sinh, là loại sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất và chế biến như thực phẩm, giải khát, đồ uống đóng chai... với tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
3. Con lăn băng tải
Con lăn là phụ kiện quan trọng thứ 3 trong băng tải. Con lăn có chiều dài và đường kính ống lăn tùy thuộc vào kích thước của khung sườn và dây cao su. Các con lăn có kích thước càng lớn thì băng tải vận hành càng nhẹ và giá thành càng cao.
Theo cấu tạo, con lăn được chia thành các loại như:
- Con lăn đứng: còn được gọi là con lăn dẫn hướng dùng để điều chỉnh dây băng tải khi chạy lệch hướng. Con lăn đứng thường có kích thước ngắn hơn ống lăn nằm, và được lắp đặt cố định theo hướng thẳng đứng trên khung sườn băng tải.
- Con lăn nằm: Có kích thước dài hơn con lăn đứng, được lắp đặt theo hướng nằm ngang của băng tải, nó có nhiệm vụ đỡ băng tải và hàng hóa tải trên băng.
Theo chất liệu, con lăn được chia thành:
- Con lăn inox
- Con lăn nhôm
- Con lăn thép mạ kẽm
- Con lăn nhựa
- Con lăn bọc cao su
- Con lăn thép
Theo công dụng, con lăn được chia thành các loại sau:
- Con lăn chuyền động xích
- Dàn con lăn chuyển hàng
- Dàn con lăn tự do
- Dàn con lăn đẩy hàng
- Con lăn giảm chấn
- Dàn con lăn đôi
4. Trục quấn cáp
Cấu tạo trục quấn cáp bao gồm: ống trục để quấn và giữ dây cáp, 2 mặt bít bên ngoài để dây không bị rơi ra khỏi ống trục, trục cốt xuyên qua ống trục và 2 mặt bít, và khớp nối.
Đối với hệ thống
băng tải nâng hạ linh hoạt theo nhu cầu sử dụng thường có trục quấn cáp để đảm bảo cho các hoạt động của băng tải diễn ra nhẹ nhàng và thuận tiện hơn. Tùy theo lực mà trục chịu tải, trục quấn cáp được chia thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với nhiều loại băng tải.
Hệ thống băng tải có thể hoạt động ổn định và linh hoạt đều nhờ vào những phụ kiện trên, nếu thiếu đi một phụ kiện, băng tải sẽ không thể vận hành.
Công ty Việt Thống Hưng Thịnh hoạt động trong lĩnh vực thiết kế băng tải với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, cùng đội ngũ nhân lực chuyên môn cao luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với hiệu quả sử dụng tuyệt vời. Chùng tôi tự hào là một địa chỉ tin cậy đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.